Máy lạnh làm lạnh không ổn định – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tìm hiểu 9 nguyên nhân dẫn đến máy lạnh lúc lạnh lúc không – Cách khắc phục

Bỗng một ngày, bạn cảm thấy máy lạnh không còn tỏa ra hơi lạnh mà chỉ có gió thổi. Hay máy lạnh lúc lạnh lúc không. Rất có thể thiết bị của bạn đang gặp phải một số vấn đề cần được xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên bạn đang không biết phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Điện lạnh Azan tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa chữa máy lạnh tại nhà qua bài viết bên dưới nhé! Ngoài ra nếu không thể tự mình khắc phục, bạn có thể gọi cho Azan. Công ty Cổ phần Điện lạnh Azan cung cấp dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại nhà uy tín – giá rẻ – tận tâm.

1. Cài đặt sai chế độ hoạt động của máy lạnh

Nguyên nhân:

Việc lựa chọn chế độ hoạt động của máy chưa phù hợp với nhu cầu dùng:

  • Khi máy lạnh không mở cánh khiến nhiều người đau đầu vì nó làm giảm khả năng làm mát căn phòng. Nguyên nhân là do bạn chưa bật chế độ đảo gió của máy lạnh thôi.
  • Bật sai chế độ sang quạt gió: Một số người sử dụng không để ý. Hoặc do sự nghịch phá của trẻ nhỏ, đã vô tình chỉnh điều hòa sang chế độ quạt gió (Fan). Chế độ này khiến cho thiết bị không làm lạnh. Thay vào đó là hoạt động ở chế độ gió thổi.
Chỉnh remote sai chế độ làm lạnh trên remote
Chỉnh sai chế độ làm lạnh trên remote máy lạnh

Cách khắc phục:

  • Bạn cần kiểm tra điều hòa có đang ở chế độ quạt gió hay không bằng cách quan sát trên remote điều hòa. Nếu thấy chế độ Fan (có hình quạt) sáng lên, nghĩa là điều hòa đang ở chế độ quạt gió, thì bạn hãy tắt nó đi.
  • Sau đó, bạn cài đặt lại chế độ Cool (hình bông tuyết) hoặc Auto. Sau đó tùy chỉnh nhiệt độ thích hợp bạn mong muốn để kích hoạt chế độ làm mát. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt remote xa tầm tay của trẻ, tránh lặp lại hiện tượng này nhé!
  • Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với đơn vị cung cấp, sửa chữa máy lạnh tại nhà cho gia đình. Họ có thể hướng dẫn cho bạn dùng máy được tốt hơn.
Sửa chữa máy lạnh tại nhà với chế độ làm lạnh của remote
Kí hiệu chế độ Cool trên remote máy lạnh

2. Máy nén gặp sự cố

Nguyên nhân: Do cấu tạo của máy lạnh mà máy nén được đặt ngay cạnh dàn nóng – nơi chịu tác động trực tiếp các yếu tố khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, máy nén rất dễ xảy ra hiện tượng không giải phóng được nhiệt năng và dễ bị hư hỏng.

Cách khắc phục: Bạn cần nhanh chóng thay thế máy nén để máy lạnh được hoạt động bình thường trở lại. Nếu không nhanh chóng thay mới, không chỉ máy lạnh sẽ lúc nóng lúc lạnh mà còn có thể xảy ra hư hỏng nghiêm trọng hơn bên trong máy. Đặc biệt còn có thể gây cháy nổ.

Máy nén không giải phóng được nhiệt năng
Máy nén không giải phóng được nhiệt năng

3. Quạt của dàn nóng bị hỏng

Khi cục nóng (dàn nóng) máy lạnh không hoạt động hoặc chạy yếu thì đều ảnh hưởng đến khả năng làm mát nói chung. Nhiều nguyên nhân khiến cho cục nóng chạy yếu là do:

  • Hoạt động quá tải do bạn sử dụng điều hòa liên tục vào những ngày trời nắng nóng (từ 39 – 40 độ C) vào giờ cao điểm.
  • Nguồn điện cấp vào máy lạnh không ổn định. Làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy nén và hiệu quả làm mát.
  • Tụ máy lạnh bị hỏng khiến cho máy nén không hoạt động.
  • Quạt dàn nóng hoặc máy nén bị hỏng.

Nguyên nhân quạt dàn nóng bị hỏng:

  • Quạt bị ngắt mạch, trong trường hợp này bạn nên dùng đồng hồ điện để kiểm tra, nếu mạch chỗ nào bị đứt thì cần nối lại ngay.
  • Bộ điều khiển bị hỏng hoặc bị đứt dây.
  • Động cơ mạch bị chạm vỏ do mạch điện không được ổn định.
  • Tụ điện của quạt bị hỏng hoặc bị cháy.
  • Cuộn dây contactor bị đứt hoặc bị hỏng.

Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra thật kỹ quạt khi bị hỏng, để có cách xử lý kịp thời trong các trường hợp.

Kiểm tra vấn đề của quạt dàn nóng
Kiểm tra vấn đề của quạt dàn nóng

4. Máy lạnh thiếu gas, rò rỉ gas

Nguyên nhân: Máy lạnh bị thiếu gas, do đường ống dẫn bị rò rỉ, tắc nghẽn khiến khí gas bị tiêu hao. Hoặc có thể bạn đã dùng máy quá lâu mà chưa nạp lại gas mới. Khi máy lạnh hết hoặc thừa gas đều ảnh hưởng đến khả năng làm mát trong căn phòng bạn. Thậm chí, vấn đề này còn khiến cho dàn nóng phát ra tiếng ồn khi hoạt động. Hoặc dàn lạnh thường hay bị tắt đột ngột khi bạn đang mở máy lạnh.

Cách khắc phục: Nếu gas của máy lạnh có vấn đề hãy nhanh chóng khắc phục. Bơm lại gas mới để máy lạnh có thể vận hành hiệu quả như thường ngày. Nếu bị rò rỉ gas bạn nên liên hệ các địa chỉ sửa chữa máy lạnh tại nhà để khắc phục tình trạng này.

Kiểm tra lại gas máy lạnh
Kiểm tra lại gas máy lạnh

5. Máy lạnh bị tắc bẩn, không được vệ sinh thường xuyên – sửa chữa máy lạnh tại nhà

Nguyên nhân:

Với những máy lạnh không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ thường hay gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng. Trong đó có cả việc máy lạnh không lạnh mà chỉ có gió thổi.

Không vệ sinh máy lạnh thường xuyên sẽ dẫn đến bụi bẩn bám dày. Làm khí mát không khuếch tán ra ngoài được. Màng lọc có khả năng giữ lại bụi bẩn và các tác nhân gây hại tồn tại trong không khí. Khi màng bọc bị bám bẩn quá nhiều có thể bịt kín lỗ lưu thông của khí mát. Làm tắc nghẽn hệ thống các đường ống dẫn khí của máy.

Cách khắc phục:

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ máy lạnh bằng khăn lau vải mềm cho màng lọc. Các bộ phận bên trong bao gồm cả dàn nóng và hệ thống ống dẫn định kỳ.

Bạn cũng nên giữ thói quen vệ sinh máy lạnh theo tần suất sử dụng. Nếu mở điều hòa 3 – 4 ngày/tuần thì khoảng 4 tháng vệ sinh 1 lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng dùng máy lạnh thì vệ sinh 6 – 9 tháng/lần cũng được.

Khi vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngắt cầu dao điều hòa để đảm bảo an toàn về điện khi thao tác.
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh dàn lạnh bằng cách tháo lớp mặt nạ phía ngoài, rồi lấy lưới lọc bụi ra để vệ sinh riêng. Sau đó, bạn dùng vòi xịt nước (mức độ nhẹ) để vệ sinh một số bộ phận bên trong dàn lạnh.
  • Bước 3: Tiến hành vệ sinh dàn nóng bằng cách tháo lớp vỏ ngoài ở cục nóng, rồi dùng vòi xịt để vệ sinh cánh quạt và các góc bên trong. Tiếp theo, kiểm tra gas và bơm gas (nếu cần).
  • Bước 4: Lắp lại các bộ phận ở dàn nóng và dàn lạnh.
  • Bước 5: Khởi động điều hòa để kiểm tra tình trạng của máy.
máy lạnh bị bụi bẩn bám nhiều
máy lạnh bị bụi bẩn bám nhiều

6. Máy lạnh bị chảy nước lâu ngày – sửa chữa máy lạnh tại nhà

Nguyên nhân: Máy lạnh chảy nước nên làm giảm hiệu quả làm mát. Dù cánh quạt đảo gió liên tục nhưng vẫn không thể tạo ra luồng gió mát. Tình trạng chảy nước lâu ngày sẽ khiến đường ống thoát nước bị bám một lớp rêu. Gây tắc nghẽn và làm nước không thể thoát ra ngoài được. Khiến khả năng làm mát của máy giảm.

Cách khắc phục: Vệ sinh và bảo dưỡng khi máy lạnh 3 – 6 tháng nếu chưa được bảo trì. Kiểm tra lại đường ống thoát nước. Dùng bơm áp lực thổi mạnh vào để rửa sạch cặn bẩn. Việc này giúp thông tắc ống thoát nước để tránh cho tình nước bị đọng lại. Gây chảy nước từ dàn lạnh ra ngoài. Canh chỉnh lại dàn lạnh xem máng nước có bị nghiêng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật không nhé. Bạn cũng có thể kiểm tra lại máng nước có bị vỡ hay không? Nếu có thì hãy thử hàn hoặc thay mới (nếu cần thiết).

Máy lạnh bị chảy nước lâu ngày tạo một lớp rong rêu
Máy lạnh bị chảy nước lâu ngày

7. Vị trí lắp đặt máy lạnh không phù hợp

Nguyên nhân: Do máy lạnh lắp đặt sai cách. Có thể khi lắp đặt máy bạn đã đấu sai dây điện hoặc dàn nóng lắp đặt sai cách nên khi vận hành máy không tỏa hơi lạnh và làm mát được.

Ngoài ra, nhiều trường hợp do lắp đặt máy lạnh tại nơi có nguồn nhiệt cao, có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, làm hơi lạnh không đủ để làm mát phòng.

Cách khắc phục: Khi lắp đặt bạn cần chú ý các mạch điện và lắp ở vị trí thoáng mát để máy được vận hành tốt nhất. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện dây điện bị chập cháy hoặc bị mòn thì bạn cũng nên thay. Hơn nữa, bạn cũng có thể đặt lại cục nóng điều hòa ở vị trí khác để cải thiện hiệu suất làm mát. Như dưới bóng râm và không bị gió thổi vuông góc với cánh quạt. Tuy nhiên, phải đảm bảo vị trí cục nóng thấp hơn cục lạnh (dàn lạnh) bên trong nhà.

Máy lạnh lắp ở nơi có nhiều nhiệt nóng
Máy lạnh lắp ở nơi có nhiều nhiệt nóng

8. Bảng bo mạch bị lỗi

Nguyên nhân: Do máy lạnh hoạt động quá tải. Người dùng để chế độ điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Điều này sẽ khiến bảng bo mạch của máy lạnh bị lỗi.

Cách khắc phục: Đối với những trường hợp bảng mạch bo mạch bị hỏng, bạn cần liên hệ với trung tâm bảo trì để thay thế. Không được tự ý sửa chữa vì có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của máy lạnh.

Board mạch máy lạnh bị lỗi - sửa chữa máy lạnh tại nhà
Board mạch máy lạnh bị lỗi

9. Nguồn điện không phù hợp – sửa chữa máy lạnh tại nhà

Nguyên nhân: Vào mùa nắng nóng, máy lạnh thường được sử dụng nhiều. Điều này dẫn đến hiện tượng quá tải. Khi đó, máy lạnh cần nguồn điện công suất lớn. Nếu nguồn điện của bạn không ổn định, chập chờn sẽ khiến máy bị nóng lên, hoạt động kém. Máy lạnh không có hơi lạnh.

Cách khắc phục: Bạn cần chọn cho máy lạnh một nguồn điện có công suất lớn, ổn định để đủ tải. Giúp máy hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên mua loại aptomat giúp bảo vệ thiết bị điện trong trường hợp quá tải.

Chọn nguồn điện phù hợp cho máy lạnh - Sửa chữa máy lạnh tại nhà
Chọn nguồn điện phù hợp cho máy lạnh

Như vậy, bạn đã biết được tại sao máy lạnh không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không rồi nhé. Nếu gặp khó khăn gì trong vấn đề thao tác, bạn hãy để lại bình luận phía dưới để Điện lạnh Azan hỗ trợ cho bạn sớm nhất. Hoặc gọi điện 0966793646 để đặt lịch dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại nhà nhé! Dịch vụ Azan nhanh chóng nhất ở khu vực HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Để lại một bình luận