Nguyên nhân máy lạnh nhảy CB và cách khắc phục, sửa chữa máy lạnh tại nhà

Máy lạnh bị nhảy CB làm ảnh hưởng đến sự vận hành của thiết bị. Nếu duy trì tình trạng này lâu dài có thể dẫn đến tình trạng chập cháy. Vậy hãy cùng Điện lạnh Azan tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhảy CB và cách khắc phục, sửa chữa máy lạnh tại nhà  nhé!

CB máy lạnh là gì?

CB máy lạnh là khí cụ điện có chức năng để ngắt mạch điện tự động. Điện được ngắt trong trường hợp máy lạnh tiêu thụ điện quá tải hoặc xảy ra tình trạng ngắn mạch, thấp áp,… CB là từ viết tắt của Circuit Breaker, còn gọi là Aptomat máy lạnh.

Trong quá trình vận hành, CB có thể gặp rất nhiều sự cố khiến cho nó hoạt động không được bình thường. Gồm cả hiện tượng nhảy CB – Làm gián đoạn sự vận hành của máy lạnh. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây ra hiện tượng chập cháy rất nguy hiểm. Trong trường hợp chưa thể gọi người đến sửa máy lạnh, bạn có thể tham khảo một số cách tự sửa chữa máy lạnh tại nhà như hướng dẫn trong bài viết.

Ảnh minh họa CB máy lạnh
Ảnh minh họa CB máy lạnh

Nguyên nhân và cách sửa chữa máy lạnh tại nhà khi máy lạnh bị nhảy CB

1. CB bị hỏng

Nguyên nhân:

CB cũng có tuổi thọ nhất định. Theo tiêu chuẩn thì CB có thể đạt đến số lần bật tắt khoảng 500 lần. Điều này có nghĩa là, sau 500 lần thì tuổi thọ CB sẽ bị giảm. Khiến nó hoạt động kém đi so với ban đầu.

Nguyên nhân là do thanh đồng lưỡi gà bên trong CB bị hao mòn dần sau khoảng thời gian dài hoạt động. Khiến cho các điểm tiếp xúc trở nên kém. Làm cho dòng điện chạy qua bị chập chờn và gây ra hiện tượng nhảy CB.

Cách sửa chữa máy lạnh tại nhà:

Bạn nên sửa chữa máy lạnh tại nhà bằng cách mua CB mới phù hợp với công suất tiêu thụ của máy lạnh. Vì nếu chọn mua CB mới có công suất tải quá thấp so với công suất tiêu thụ của máy lạnh thì cũng sẽ khiến cho CB tiếp tục bị nhảy.

Lỗi nhảy CB máy lạnh
CB bị hao mòn/ hỏng

2. Dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy lạnh bị chạm điện

Nguyên nhân:

Không vệ sinh máy lạnh định kỳ dễ khiến cho bụi bẩn có điều kiện bám dày đặc trên lưới lọc ở dàn lạnh máy lạnh. Từ đó hơi lạnh không được thoát ra ngoài. Thay vào đó, chúng sẽ đọng lại thành giọt nước và có thể gây chạm điện. Làm ảnh hưởng đến sự hoạt động CB. Khiến cho CB bị nhảy.

Ngoài ra, nếu không vệ sinh máy lạnh thường xuyên thì bạn sẽ không phát hiện kịp thời một số linh kiện, bộ phận bị hỏng. Ví dụ như tụ đề block hay block (máy nén). Có thể gây ra tình trạng chạm điện. Từ đó khiến cho CB bị nhảy.

Cách sửa chữa máy lạnh tại nhà:

Bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh định kỳ 6 – 9 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng. Hơn nữa, nếu phát hiện máy lạnh bị chảy nước thấm trên tường hoặc nhỏ xuống sàn, thì hãy nhanh chóng dùng bút thử điện xem máy lạnh có đang bị rò rỉ điện không? Nếu không tìm ra nguyên nhân, tốt nhất bạn nên nhờ đến nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ.

Lưới lọc ở dàn lạnh bị bám nhiều bụi bẩn làm cho máy lạnh dễ bị đọng nước, gây chạm mạch, khiến CB nhảy
Lưới lọc ở dàn lạnh bị bám nhiều bụi bẩn làm cho máy lạnh dễ bị đọng nước, gây chạm mạch, khiến CB nhảy

3. Dàn nóng bị rò rỉ điện

Nguyên nhân:

Phần lớn, dàn nóng được lắp đặt ngoài trời nên thường tiếp xúc với nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của thiết bị.

Thậm chí, một số linh kiện bên trong dàn nóng có thể bị xuống cấp sau khoảng thời gian dài sử dụng. Hoặc xảy ra hiện tượng rung lắc và tiếp xúc, ma sát với phần hộp kim loại chứa board mạch. Sinh ra dòng điện nhỏ, kết hợp với nhiệt độ nóng bên ngoài. Từ đó dễ gây rò rỉ điện, khiến cho CB bị nhảy.

Cách sửa chữa máy lạnh tại nhà:

Bạn cần chú ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở ngoài trời. Nên tìm vị trí thoáng mát, không gặp phải nhiều chướng ngại vật và tránh hướng gió thổi vuông góc trực tiếp vào dàn nóng.

Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh máy lạnh định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng dàn nóng hoạt động bất thường.

Dàn nóng rò rỉ điện
Dàn nóng rò rỉ điện

4. Sửa chữa máy lạnh tại nhà khi nguồn điện bị quá tải

Nguyên nhân:

Máy lạnh sử dụng nguồn điện chung với nhiều thiết bị khác trong nhà. Làm cho nguồn điện bị quá tải và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của CB. Vì điện áp vào máy lạnh có thể quá lớn hoặc quá thấp, gây hiện tượng CB bị nhảy.

Cách sửa chữa máy lạnh tại nhà:

Bạn nên sử dụng máy ổn áp để ổn định nguồn điện cấp vào các thiết bị điện trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên phân bổ hợp lý việc sử dụng nguồn điện giữa các thiết bị điện trong nhà.

Chẳng hạn, tránh dùng máy lạnh chung ổ điện với tủ lạnh và tivi. Vì đây đều là thiết bị tiêu thụ điện lớn nên khi chúng hoạt động cùng một lúc sẽ dễ gây ra tình trạng quá tải nguồn điện. Khiến cho CB máy lạnh dễ bị nhảy.

Sửa chữa máy lạnh tại nhà khi guồn điện quá tải
Sửa chữa máy lạnh tại nhà khi guồn điện quá tải

5. Sửa chữa máy lạnh tại nhà khi dây điện nguồn chính bị rò rỉ/ chạm điện

Nguyên nhân:

Ngoài vấn đề liên quan đến ổ điện (nguồn điện), dây điện cũng là nguyên nhân khiến cho CB máy lạnh bị nhảy. Vì dây dẫn điện có thể bị chạm hoặc còn non khiến cho dây dễ bị nóng lên và chảy lớp nhựa bên ngoài. Hay tại một số vị trí trên dây điện nguồn có thể bị côn trùng cắn. Tất cả những điều này có thể gây ra tình trạng rò rỉ và chạm điện.

Cách sửa chữa máy lạnh tại nhà:

Kiểm tra lại toàn bộ dây điện nguồn để chắc chắn rằng chúng hoạt động tốt. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, bạn có thể nối lại hoặc thay mới để đảm bảo nguồn điện cấp vào máy lạnh ổn định. Từ đó không xảy ra hiện tượng CB bị nhảy.

Kiểm tra lại dây điện nguồn khi sửa chữa máy lạnh tại nhà
Kiểm tra lại dây điện nguồn khi sửa chữa máy lạnh tại nhà

Bạn có thể đặt dịch vụ tại Azan bằng cách gọi vào Hotline 0966793646 (hoặc nhắn tin zalo) để được tư vấn tận tình nhé!

Tham khảo thêm các mẫu máy lạnh đang được bán chạy nhất tại Điện lạnh Azan

Để lại một bình luận